Trải nghiệm ẩm thực Đà Nẵng - Phần 2
Đà Nẵng có thể coi là điểm hội tụ của các món ngon ba miền Bắc - Trung - Nam. Các món ăn của các vùng miền du nhập vào Đà Nẵng bằng nhiều con đường trong đó chủ yếu theo bước chân dân nhập cư.
Các món ăn dân dã đã có những biến thái nhất định để phù hợp khẩu vị của người Quảng. Những món ăn đậm chất Quảng bao giờ cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như đầy đủ sắc thái của cuộc sống. Giống như phở Bắc và hủ tiếu Nam Bộ, mì Quảng trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn cần thưởng thức của mỗi du khách đến với Đà Nẵng. Người Đà Nẵng có thể ăn mì Quảng cả sáng, trưa, chiều và tối, vừa là ăn nhẹ, vừa có thể ăn trừ bữa.
Ngoài mì Quảng, thịt heo cuốn bánh tráng và bò tái Cầu Mống cũng là hai đặc sản dân dã khác mà ai đã đến Đà Nẵng không thể không thử qua. Những lát thịt heo được chọn lựa kỹ càng và được thái khéo léo với phần nạc ở giữa, hai đầu là phần mỡ mỏng trong suốt của món thịt heo cuốn bánh tráng hay những miếng thịt bò đỏ hồng chín tới của món bò tái sẽ khiến những ai đã thưởng thức qua khó mà quên được. Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với một bờ biển dài tuyệt đẹp và những sản vật mà biển mang lại cho Đà Nẵng đã làm nên những món ngon cho vùng đất này. Đến Đà Nẵng không thể bỏ qua những món như gỏi cá, mít non kho cá chuồn, nộm sứa, nước mắm Nam Ô... đã được những bàn tay khéo léo của người dân miệt biển chế biến thành những đặc sản.
Giờ đây các đặc sản bình dân ở Đà Nẵng đã trở thành đặc sản mang phong vị riêng không thể thiếu trong danh mục ẩm thực đất Việt.
Bánh canh
Bánh canh có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sắn được gọt bỏ vỏ, cho vào máy nghiền. Bã sắn được lọc qua nhiều lần nước, chỉ giữ lại tinh bột để cho ra thứ bột trắng đục, gặp nước lạnh thì chảy ra, gặp nước nóng thì vón đặc lại.
Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục. Nếu không, bánh sẽ nở to, đặc queo.
Nước lèo có thể được nấu từ tôm, thịt, xương heo, chả… Riêng với bánh canh cá, thịt cá luôn được rim rất kỹ, thấm gia vị và thơm lừng. Bởi vậy, ngoài vị ngọt của nước, vị dai của sợi bánh, người ăn còn thưởng thức những miếng cá được kho đến keo lại, mặn mặn, cay cay.
Bánh Tôm
Ở Đà Nẵng, nhiều người vẫn không mê lắm với món bánh tôm nhưng khi đã thưởng thức thì chắc chắn lần sau sẽ quay lại và khi đã quay lại thì sẽ có thêm nhiều bạn bè cùng đi.
Ăn kèm với bánh tôm còn có các loại rau sống gồm một ít xà lách, một ít rau húng, rau ngò, sợi búp chuối trắng thái mỏng. Những thứ rau trên được bảo đảm an toàn về nguồn gốc, được nhặt sạch, rửa kỹ, trộn đều với nhau.
Ngoài rau, nguyên liệu ăn kèm còn có đu đủ và cà rốt xắt lát mỏng trộn đều ngâm dấm chua ngọt tạo ra màu sắc “bắt mắt”. Bánh ngon không thể thiếu nước chấm. Nước chấm là loại nước mắm được pha chế vừa miệng, đảm bảo đúng vị chua ngọt, có vị cay cay của ớt, vị vàng vàng của tỏi xay. Khi cuốn, cần có bánh tráng gạo tráng mỏng, dùng cuốn ngoài chiếc bánh. Muốn chiếc bánh ăn vừa miệng, khi gói không nên gói dày cũng đừng quá mỏng để khi ăn có thể xuýt xoa cảm nhận hết độ thơm giòn của chiếc bánh và đảm bảo màu sắc đẹp.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng nổi tiếng với nhiều món ăn khác mà chúng mình xin được chia sẻ trong các bài viết sau nhé.
Các món ăn dân dã đã có những biến thái nhất định để phù hợp khẩu vị của người Quảng. Những món ăn đậm chất Quảng bao giờ cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như đầy đủ sắc thái của cuộc sống. Giống như phở Bắc và hủ tiếu Nam Bộ, mì Quảng trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn cần thưởng thức của mỗi du khách đến với Đà Nẵng. Người Đà Nẵng có thể ăn mì Quảng cả sáng, trưa, chiều và tối, vừa là ăn nhẹ, vừa có thể ăn trừ bữa.
Ngoài mì Quảng, thịt heo cuốn bánh tráng và bò tái Cầu Mống cũng là hai đặc sản dân dã khác mà ai đã đến Đà Nẵng không thể không thử qua. Những lát thịt heo được chọn lựa kỹ càng và được thái khéo léo với phần nạc ở giữa, hai đầu là phần mỡ mỏng trong suốt của món thịt heo cuốn bánh tráng hay những miếng thịt bò đỏ hồng chín tới của món bò tái sẽ khiến những ai đã thưởng thức qua khó mà quên được. Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với một bờ biển dài tuyệt đẹp và những sản vật mà biển mang lại cho Đà Nẵng đã làm nên những món ngon cho vùng đất này. Đến Đà Nẵng không thể bỏ qua những món như gỏi cá, mít non kho cá chuồn, nộm sứa, nước mắm Nam Ô... đã được những bàn tay khéo léo của người dân miệt biển chế biến thành những đặc sản.
Giờ đây các đặc sản bình dân ở Đà Nẵng đã trở thành đặc sản mang phong vị riêng không thể thiếu trong danh mục ẩm thực đất Việt.
Bánh canh
Bánh canh có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sắn được gọt bỏ vỏ, cho vào máy nghiền. Bã sắn được lọc qua nhiều lần nước, chỉ giữ lại tinh bột để cho ra thứ bột trắng đục, gặp nước lạnh thì chảy ra, gặp nước nóng thì vón đặc lại.
Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục. Nếu không, bánh sẽ nở to, đặc queo.
Nước lèo có thể được nấu từ tôm, thịt, xương heo, chả… Riêng với bánh canh cá, thịt cá luôn được rim rất kỹ, thấm gia vị và thơm lừng. Bởi vậy, ngoài vị ngọt của nước, vị dai của sợi bánh, người ăn còn thưởng thức những miếng cá được kho đến keo lại, mặn mặn, cay cay.
Bánh Tôm
Ở Đà Nẵng, nhiều người vẫn không mê lắm với món bánh tôm nhưng khi đã thưởng thức thì chắc chắn lần sau sẽ quay lại và khi đã quay lại thì sẽ có thêm nhiều bạn bè cùng đi.
Ăn kèm với bánh tôm còn có các loại rau sống gồm một ít xà lách, một ít rau húng, rau ngò, sợi búp chuối trắng thái mỏng. Những thứ rau trên được bảo đảm an toàn về nguồn gốc, được nhặt sạch, rửa kỹ, trộn đều với nhau.
Ngoài rau, nguyên liệu ăn kèm còn có đu đủ và cà rốt xắt lát mỏng trộn đều ngâm dấm chua ngọt tạo ra màu sắc “bắt mắt”. Bánh ngon không thể thiếu nước chấm. Nước chấm là loại nước mắm được pha chế vừa miệng, đảm bảo đúng vị chua ngọt, có vị cay cay của ớt, vị vàng vàng của tỏi xay. Khi cuốn, cần có bánh tráng gạo tráng mỏng, dùng cuốn ngoài chiếc bánh. Muốn chiếc bánh ăn vừa miệng, khi gói không nên gói dày cũng đừng quá mỏng để khi ăn có thể xuýt xoa cảm nhận hết độ thơm giòn của chiếc bánh và đảm bảo màu sắc đẹp.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng nổi tiếng với nhiều món ăn khác mà chúng mình xin được chia sẻ trong các bài viết sau nhé.
Post a Comment