Cách chọn mua tour để không bị hớ

Chia sẻ bí quyết lựa chọn và mua tour du lịch cho các bạn chuẩn bị đi du lịch theo tour của các công ty du lịch.

Những lỗi vướng phải khi mua tour trên internet.

1. Không xem kỹ thông tin Bao gồm và Không bao gồm:

Bất kỳ công ty du lịch nào khi đăng thông tin chương trình về một tour du lịch nào đó họ cũng đều đăng thêm những thông tin thường nằm phía cuối cùng chương trình tour là thông tin Bao gồm và Không bao gồm. Do đó các BỤI hãy đọc kỹ vì thường thì các tour du lịch các công ty chỉ đăng mức giá Dịch vụ, giá đó chưa bao gồm: Thuế, Phí sân bay, Phí An Ninh, Phí Môi trường…hay những khoản phí khác. Vì thế, khi cộng lại các khoản phí đó thì các BỤI sẽ bù thêm khoản tiền không nhỏ thường các mức phí đó cố định các công ty, cho nên nếu các BỤI không xem kỹ sẽ dẫn đến mức chênh lệch về giá rất nhiều, gây sự nhầm lẫn cũng như uy tín thương hiệu.

Lời khuyên: Xem kỹ phần thông tin Bao gồm và Không bao gồm, hỏi ngay Tư vấn viên khoản Không bao gồm bao nhiêu và đóng ra sao.

2. Mua Deal tưởng chừng rẻ hóa ra…

Nếu bạn có hẳn kế hoạch du lịch và bạn chắc rằng kế hoạch đó không bị bể “Xô” thì việc mua các Deal du lịch được khuyến khích. Thứ nhất: Tiết kiệm giá, thứ hai: Có thể được nhiều ưu đãi. Nhưng nếu như bạn là người bận rộn, kế hoạch chưa chắc chắn thì việc mua các deal đó hãy xem lại kẻo tưởng chừng rẻ hóa ra lại đắt tiền.

Mua Deal tour các bạn chú ý các điều kiện kèm theo nhé

Mua các Deal đó, thông thường để sử dụng được các Deal đó đa phần bạn phải tham gia tour theo lịch trình có sẵn, bạn bắt buộc phải đăng ký trước số ngày nhất định. Ngoài ra, bạn bị ấn định giới hạn số lượng người tham gia tour ngày đó, nếu không đủ số lượng bạn đành chờ lượt sau khi nào đủ số lượng, như vậy nếu lỡ không may xem ra bạn sẽ bị lỡ kế hoạch của bạn từ ban đầu. Ngoài ra, trong trường hợp đủ số người vào ngày đó, khi bạn đăng ký nhưng chuyện đột xuất xảy ra thì bạn hoàn toàn (đa phần các Deal bán với điều kiện như thế) không thể đổi ngày đi vì đã chốt danh sách đoàn, vậy bạn sẽ mất đi phần tiền bạn mua thay vì mua tour thì bạn được hoàn trả tiền theo qui định hoặc được dời ngày cho đúng kế hoạch của mình.

Lời khuyên: Xem kỹ điều kiện mua Deal và chắc rằng kế hoạch của bạn không bị “bể kèo” tránh thiệt hại sau này
3. Mắc hơn về chi phí chênh lệch


Bởi vì, đằng sau những tour có giá rẻ hơn 5-10% đó là những thủ thuật của người làm tour. Họ có những cách tính toán, tổ chức đểhạ giá tour. Người mua tour sau khi sử dụng những tour này mới thấy mình không những không tiết kiệm được đồng nào mà còn phải thâm chi phí, chuyến đi không như ý, vui vẻ mà còn bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần. Do vậy, khi chọn tour để đi du lịch, điều cần quan tâm không phải là tour nào rẻ hơn tour nào mà cần quan tâm đến những chi tiết trong chuyện ăn ở, đi lại và tham quan. Ông Trần Thanh Tuấn, phó giám đốc Công ty du lịch Guider đã cung cấp những thông tin sau:

Tham quan: Có những tour du lịch được tổ chức mà không kèm theo chi phí tham quan hoặc chỉ kèm thêm ở một mức độ nào đó. Nghĩa là khách hàng phải trả thêm các khoản phí này. Với các tour du lịch trong nước thì điều này không đáng ngại, bởi vì vé tham quan không cao lắm, nhưng đi du lịch nước ngoài thì cần chú ý vì vé tham quan các điểm du lịch ở một số nước rất cao. Có nơi lại có vé tham quan vòng một, vòng hai... Nếu không chú ý chi tiết này thì có khi bạn phải trả thêm một khoản tiền lên đến trên 10% của giá tour cho mục đích này.
Di chuyển:

Nếu đi máy bay, hãy chú ý thời gian khởi hành. Có tour chào 5 ngày 4 đêm nhưng giờ khởi hành vào buổi chiều tối thì coi như bạn bị mất đi một ngày. Kéo theo đó là những bữa ăn, chi phí khách sạn... Bạn chọn tour mắc hơn 10% nhưng máy bay khởi hành buổi sáng thì bạn có thêm được gần một ngày để thăm thú, mua sắm. Trường hợp di chuyển bằng xe thì cần phải chú ý đến chất lượng xe, loại xe. Những chuyến du lịch xa, dài ngày thì chất lượng xe hết sức quan trọng vì chúng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Không nên chấp nhận những chiếc xe có chỗ ngồi chật chội, xe quá cũ...

Ăn uống:
Một số người cân nhắc chi phí ăn uống trong giá tour dựa vào giá trị một bữa ăn ở trong giá tour. Cứ nghĩ rằng một bữa ăn giá 50.000đ là chất lượng hơn bữa ăn giá 35.000, 40.000đ. Trong thực tế, chất lượng bữa ăn lại phụ thuộc vào giá cả ở từng địa phương mà mình đi qua. Ở một số tỉnh miền Trung, một bữa ăn 20.000đ là thuộc loại sang trọng, trong khi ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh thì 20.000đ là không đủ. Do vậy, khi tính toán nên xem xét về giá trị dinh dưỡng, số lượng món ăn...

Một điều cần chú ý nữa là nhu cầu tìm hiểu các món ăn đặc sản của địa phương mà hầu như ai cũng có. Có thể giá một bữa ăn trong tour khá cao, nhưng đơn vị tổ chức tour đã khéo léo lồng vào đó những món ăn đặc trưng, đặc sản của các địa phương thì du khách sẽ có lợi hơn vì sẽ tiết kiệm được khoản tiền phải bỏ ra để tự mình tìm hiểu các món ăn đặc biệt này.

Về ăn uống, cũng cần chú ý đến đoàn đi có nhiều trẻ em hay không. Vì đây là đối tượng không phải đóng tiền ăn nhưng ăn thì không kém gì người lớn.

Ở: Ở khách sạn ba sao, năm sao chỉ là danh xưng trên quảng cáo. Bạn có thể được ở khách sạn nhiều sao, nhưng những ngôi sao đó không còn đủ cánh vì có nhiều dịch vụ đã bị cắt bớt. Từ giỏ trái cây miễn phí đến nước uống, thức ăn trẻ em...

Cũng không nên coi thường thể tích căn phòng mà mình được bố trí. Có thể chiếc giường bạn nằm rộng thật đấy, nhưng thể tích căn phòng quá nhỏ thì sức khoẻ của bạn bị ảnh hưởng. Do phòng chật, lượng thán khí do bạn và những người ở cùng thải ra quá nhiều sẽ khiến cho bạn không đủ không khí trong lành để thở.

Tóm lại, khi mua tour, không chỉ quan tâm đến giá tiền, mà phải chú ý nhiều hơn đến chất lượng bữa ăn, phương tiện di chuyển, nơi ở và cả cách bố trí lịch tham quan v.v...

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.