Ăn chơi gì ở Ai Cập
Nhân loại sinh tồn thế nào, đã xây dựng nền văn minh đồ sộ giữa nắng và cát, giữa cái khắc nghiệt của thiên nhiên 5.000 năm trước ra sao? Câu trả lời đang ở trước mặt bạn, bên cạnh bạn, ngay dưới chân bạn - đất nước Ai Cập thần thoại.
Băng qua cả châu Á, đi hết châu Âu mới đến được Ai Cập - cửa ngõ vào châu Phi. Ai Cập giáp biển hai mặt, giữa lại có sông Nile chảy qua, thế mà 94% diện tích đất nước này lại là sa mạc. Mới đặt chân đến Cairo, bạn không có cảm giác đang đứng giữa sa mạc vì người xe, nhà cửa rất nhộn nhịp, đông đảo. Thế nhưng, chỉ một ngày ở đây, bạn dễ dàng nhận ra sự hiện diện của sa mạc xung quanh.
Sau vài trận bão cát, nhà cửa dù sơn màu gì cũng ngả sang màu vàng vàng xỉn xỉn của cát, vì vậy, đừng thắc mắc vì sao phố phường Cairo nhìn rất chán mắt. Trong khi ban ngày nắng chang chang, trên 30 độ, thì ban đêm, nhiệt độ giảm xuống còn xấp xỉ 20 - cái khắc nghiệt chỉ có ở sa mạc. Dạo một vòng qua khu chợ trời Cairo, không hẹn mà gặp, ai nấy đều lụng thụng trong tấm khăn choàng đầu vừa to vừa dài của dân xứ sa mạc. Suốt chuyến hành trình, tấm khăn rất hữu dụng, tránh nắng buổi sáng và chống lạnh buổi tối.
Đêm Cairo, bạn sẽ có cơ hội được thưởng ngoạn một bữa tiệc “Âm nhạc và ánh sáng” hoành tráng, đầy ấn tượng. Người ta dùng đèn laser phủ ánh sáng màu lên khắp quần thể kim tự tháp. Toàn bộ những đền tháp ban ngày cũ kỹ, loang lổ giờ đây sống lại trong sự cộng hưởng của âm thanh và ánh sáng. Trên những bức tường kim tự tháp, quang cảnh xây dựng kim tự tháp ngàn năm trước được đèn laser tái hiện lại trong một tiếng đồng hồ. Trên đường xuôi sông Nile, xuống phía Nam Ai Cập, nếu kịp đến Luxor vào các tối cuối tuần, bạn có thể chứng kiến cảnh tượng lộng lẫy này một lần nữa tại quần thể đền Luxor - Karnak.
Nếu Cairo mang dáng dấp của Ai Cập hiện đại thì tại Luxor, bạn vẫn còn cảm thấy bầu không khí Ai Cập cổ xưa, thuần túy. Quần tụ quanh Luxor là một tổng thể di tích, gồm: đền Luxor, đền Karnak, đền Hatshepsut, thung lũng các vị vua, bảo tàng xác ướp Ai Cập... Kỳ lạ ở chỗ, trong một quần thể kiến trúc nhìn bên ngoài có vẻ từa tựa nhau: kim tự tháp, đền thờ, lăng mộ... nhưng kỳ thực, mỗi kiến trúc đều có những nét độc đáo riêng, chẳng cái nào giống cái nào.
Đoạn hùng vĩ nhất của sông Nile là đoạn chảy qua thành phố Aswan. Tạm biệt Aswan - thành phố của đập High Dam và hồ Nasser, của đài tưởng niệm Unfinished Obelisk, của lăng Agha Khan, của đảo Elephantine trong ánh hoàng hôn, bạn có thể trở ngược lên phía Bắc sông Nile, vùng Thượng Ai Cập.
Đối lập với quang cảnh sa mạc và dòng sông tại Ai Cập Hạ, Alexandria xanh mướt cây cối và biển. Alexandria tiêu biểu cho diện mạo rất “Tây” của Ai Cập nhưng “Tây” mấy thì Ai Cập vẫn là một đất nước Hồi giáo. Bạn có thể thấy du khách mặc bikini nằm dài phơi nắng trên bờ biển, thậm chí, còn có cả những bãi tắm không cần mặc quần áo, nhưng dân địa phương thì tuyệt nhiên không tham dự những nơi như thế.
Nếu dự tính một chuyến đi Ai Cập, bạn nên dự trù luôn cả khoảng thời gian để thoát khỏi cảm giác... bần thần khi trở về. Ai Cập là một kinh nghiệm tuyệt vời không chỉ về du lịch mà cả văn hóa và vốn sống.
Nguồn: dulich4mua.net
Băng qua cả châu Á, đi hết châu Âu mới đến được Ai Cập - cửa ngõ vào châu Phi. Ai Cập giáp biển hai mặt, giữa lại có sông Nile chảy qua, thế mà 94% diện tích đất nước này lại là sa mạc. Mới đặt chân đến Cairo, bạn không có cảm giác đang đứng giữa sa mạc vì người xe, nhà cửa rất nhộn nhịp, đông đảo. Thế nhưng, chỉ một ngày ở đây, bạn dễ dàng nhận ra sự hiện diện của sa mạc xung quanh.
Sau vài trận bão cát, nhà cửa dù sơn màu gì cũng ngả sang màu vàng vàng xỉn xỉn của cát, vì vậy, đừng thắc mắc vì sao phố phường Cairo nhìn rất chán mắt. Trong khi ban ngày nắng chang chang, trên 30 độ, thì ban đêm, nhiệt độ giảm xuống còn xấp xỉ 20 - cái khắc nghiệt chỉ có ở sa mạc. Dạo một vòng qua khu chợ trời Cairo, không hẹn mà gặp, ai nấy đều lụng thụng trong tấm khăn choàng đầu vừa to vừa dài của dân xứ sa mạc. Suốt chuyến hành trình, tấm khăn rất hữu dụng, tránh nắng buổi sáng và chống lạnh buổi tối.
Đêm Cairo, bạn sẽ có cơ hội được thưởng ngoạn một bữa tiệc “Âm nhạc và ánh sáng” hoành tráng, đầy ấn tượng. Người ta dùng đèn laser phủ ánh sáng màu lên khắp quần thể kim tự tháp. Toàn bộ những đền tháp ban ngày cũ kỹ, loang lổ giờ đây sống lại trong sự cộng hưởng của âm thanh và ánh sáng. Trên những bức tường kim tự tháp, quang cảnh xây dựng kim tự tháp ngàn năm trước được đèn laser tái hiện lại trong một tiếng đồng hồ. Trên đường xuôi sông Nile, xuống phía Nam Ai Cập, nếu kịp đến Luxor vào các tối cuối tuần, bạn có thể chứng kiến cảnh tượng lộng lẫy này một lần nữa tại quần thể đền Luxor - Karnak.
Nếu Cairo mang dáng dấp của Ai Cập hiện đại thì tại Luxor, bạn vẫn còn cảm thấy bầu không khí Ai Cập cổ xưa, thuần túy. Quần tụ quanh Luxor là một tổng thể di tích, gồm: đền Luxor, đền Karnak, đền Hatshepsut, thung lũng các vị vua, bảo tàng xác ướp Ai Cập... Kỳ lạ ở chỗ, trong một quần thể kiến trúc nhìn bên ngoài có vẻ từa tựa nhau: kim tự tháp, đền thờ, lăng mộ... nhưng kỳ thực, mỗi kiến trúc đều có những nét độc đáo riêng, chẳng cái nào giống cái nào.
Đoạn hùng vĩ nhất của sông Nile là đoạn chảy qua thành phố Aswan. Tạm biệt Aswan - thành phố của đập High Dam và hồ Nasser, của đài tưởng niệm Unfinished Obelisk, của lăng Agha Khan, của đảo Elephantine trong ánh hoàng hôn, bạn có thể trở ngược lên phía Bắc sông Nile, vùng Thượng Ai Cập.
Đối lập với quang cảnh sa mạc và dòng sông tại Ai Cập Hạ, Alexandria xanh mướt cây cối và biển. Alexandria tiêu biểu cho diện mạo rất “Tây” của Ai Cập nhưng “Tây” mấy thì Ai Cập vẫn là một đất nước Hồi giáo. Bạn có thể thấy du khách mặc bikini nằm dài phơi nắng trên bờ biển, thậm chí, còn có cả những bãi tắm không cần mặc quần áo, nhưng dân địa phương thì tuyệt nhiên không tham dự những nơi như thế.
Nếu dự tính một chuyến đi Ai Cập, bạn nên dự trù luôn cả khoảng thời gian để thoát khỏi cảm giác... bần thần khi trở về. Ai Cập là một kinh nghiệm tuyệt vời không chỉ về du lịch mà cả văn hóa và vốn sống.
Nguồn: dulich4mua.net
Post a Comment