Chuyện Tình Đẫm Nước Mắt Của Nữ Văn Sĩ Quỳnh Dao
Tác giả tiểu thuyết "Mùa thu lá bay", "Hoàn Châu cách cách" từng tự tử vì bị cấm yêu thầy giáo, từng 8 năm làm kẻ thứ ba trong hôn nhân của người khác.
Tình đầu với thầy giáo hơn 25 tuổi
Khi học cấp ba, Quỳnh Dao là thiếu nữ hay u sầu, buồn bã. Bố là giảng viên đại học, mẹ đọc rộng biết nhiều, Quỳnh Dao gặp áp lực khi chỉ học khá các môn khoa học xã hội và yếu về khoa học tự nhiên. Trong cuốn Câu chuyện của tôi, bà kể ở tuổi 18, bà gầy gò, nhợt nhạt, biếng ăn và đầu óc hay đờ đẫn. Các bạn trong lớp gọi bà là Lâm Đại Ngọc (nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng).
Cuộc sống, cảm xúc của Quỳnh Dao biến động khi bà xao xuyến trước thầy giáo dạy văn. Thầy hơn bà 25 tuổi, từng kết hôn nhưng vợ qua đời. Bà sùng bái người thầy học vấn uyên bác, dáng dấp nho nhã, thư sinh. Thầy giáo cũng cảm mến cô học trò tiều tụy. Hai tâm hồn cô độc xích lại gần nhau.
Bìa tự truyện "Câu chuyện của tôi" của Quỳnh Dao. Cuộc đời của bà được ví như tiểu thuyết.
"Một khi tình yêu nảy nở thì sẽ không bị trói buộc bởi tuổi tác, thân phận, địa vị, đạo đức... Tôi cảm nhận thế gian với niềm hân hoan rằng mình không cô độc. Còn thầy đã trải qua thăng trầm trong đời, hiểu rõ mối tình sẽ chẳng đi đến đâu nhưng vẫn lạc trong sự cuốn hút lẫn nhau giữa chúng tôi. Thầy càng kháng cự thì càng không thể thoát ra. Tình yêu khiến chúng tôi giằng xé trong sự đau khổ", Quỳnh Dao viết.
Thời bấy giờ, khoảng cách 25 tuổi và việc thầy trò yêu nhau là chuyện động trời. Vì thế, chuyện tình của Quỳnh Dao bị bố mẹ phản đối kịch liệt. Mẹ bà tới trường trình bày sự việc. Sau đó, thầy giáo văn bị điều xuống làm việc ở nông thôn.
Bị chia cắt tình yêu, khi thi trượt đại học, Quỳnh Dao tìm đến cái chết nhưng may được phát hiện kịp thời. Sau đó, bà chấp nhận chia tay mối tình đầu. Thầy giáo của bà sau này cũng không đi bước nữa.
Hôn nhân không hạnh phúc
Năm 21 tuổi, Quỳnh Dao quen Khánh Quân - thầy giáo dạy tiếng Anh lớn hơn bà sáu tuổi. Hai người kết hôn sau bảy tháng quen biết, bất chấp sự phản đối của gia đình Quỳnh Dao.
Đôi vợ chồng trẻ thi thoảng cãi vã vì thiếu tiền, vì mối tình đầu của Quỳnh Dao. Khi bà mang bầu và sinh con, Khánh Quân công tác nước ngoài, Quỳnh Dao sống ở nhà mẹ đẻ. Khoảng thời gian đó, Khánh Quân viết thư hỏi vợ chu cấp tiền bạc, Quỳnh Dao đành viết lách thêm để gửi tiền cho chồng.
Khi con trai gần một tuổi, Khánh Quân về nhà, cũng ôm mộng văn chương nhưng không thể viết cuốn sách nào. Chán chường, ông lao vào cờ bạc. Khi cuốn Song ngoại phát hành, Khánh Quân thấy xấu hổ vì chuyện tình của vợ công khai với thiên hạ, ông viết bài hạ thấp Quỳnh Dao trên báo, khiến nữ nhà văn quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm.
Theo Ifeng, có thể thấy sự bi quan của Quỳnh Dao qua các tác phẩm bà viết thời kỳ này như Bên dòng nước, Yên vũ mông mông.
Tìm hiểu thêm tin tức chuyện của sao trong các bài sau nhé
Tình đầu với thầy giáo hơn 25 tuổi
Khi học cấp ba, Quỳnh Dao là thiếu nữ hay u sầu, buồn bã. Bố là giảng viên đại học, mẹ đọc rộng biết nhiều, Quỳnh Dao gặp áp lực khi chỉ học khá các môn khoa học xã hội và yếu về khoa học tự nhiên. Trong cuốn Câu chuyện của tôi, bà kể ở tuổi 18, bà gầy gò, nhợt nhạt, biếng ăn và đầu óc hay đờ đẫn. Các bạn trong lớp gọi bà là Lâm Đại Ngọc (nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng).
Cuộc sống, cảm xúc của Quỳnh Dao biến động khi bà xao xuyến trước thầy giáo dạy văn. Thầy hơn bà 25 tuổi, từng kết hôn nhưng vợ qua đời. Bà sùng bái người thầy học vấn uyên bác, dáng dấp nho nhã, thư sinh. Thầy giáo cũng cảm mến cô học trò tiều tụy. Hai tâm hồn cô độc xích lại gần nhau.
Bìa tự truyện "Câu chuyện của tôi" của Quỳnh Dao. Cuộc đời của bà được ví như tiểu thuyết.
"Một khi tình yêu nảy nở thì sẽ không bị trói buộc bởi tuổi tác, thân phận, địa vị, đạo đức... Tôi cảm nhận thế gian với niềm hân hoan rằng mình không cô độc. Còn thầy đã trải qua thăng trầm trong đời, hiểu rõ mối tình sẽ chẳng đi đến đâu nhưng vẫn lạc trong sự cuốn hút lẫn nhau giữa chúng tôi. Thầy càng kháng cự thì càng không thể thoát ra. Tình yêu khiến chúng tôi giằng xé trong sự đau khổ", Quỳnh Dao viết.
Thời bấy giờ, khoảng cách 25 tuổi và việc thầy trò yêu nhau là chuyện động trời. Vì thế, chuyện tình của Quỳnh Dao bị bố mẹ phản đối kịch liệt. Mẹ bà tới trường trình bày sự việc. Sau đó, thầy giáo văn bị điều xuống làm việc ở nông thôn.
Bị chia cắt tình yêu, khi thi trượt đại học, Quỳnh Dao tìm đến cái chết nhưng may được phát hiện kịp thời. Sau đó, bà chấp nhận chia tay mối tình đầu. Thầy giáo của bà sau này cũng không đi bước nữa.
Hôn nhân không hạnh phúc
Năm 21 tuổi, Quỳnh Dao quen Khánh Quân - thầy giáo dạy tiếng Anh lớn hơn bà sáu tuổi. Hai người kết hôn sau bảy tháng quen biết, bất chấp sự phản đối của gia đình Quỳnh Dao.
Đôi vợ chồng trẻ thi thoảng cãi vã vì thiếu tiền, vì mối tình đầu của Quỳnh Dao. Khi bà mang bầu và sinh con, Khánh Quân công tác nước ngoài, Quỳnh Dao sống ở nhà mẹ đẻ. Khoảng thời gian đó, Khánh Quân viết thư hỏi vợ chu cấp tiền bạc, Quỳnh Dao đành viết lách thêm để gửi tiền cho chồng.
Khi con trai gần một tuổi, Khánh Quân về nhà, cũng ôm mộng văn chương nhưng không thể viết cuốn sách nào. Chán chường, ông lao vào cờ bạc. Khi cuốn Song ngoại phát hành, Khánh Quân thấy xấu hổ vì chuyện tình của vợ công khai với thiên hạ, ông viết bài hạ thấp Quỳnh Dao trên báo, khiến nữ nhà văn quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm.
Theo Ifeng, có thể thấy sự bi quan của Quỳnh Dao qua các tác phẩm bà viết thời kỳ này như Bên dòng nước, Yên vũ mông mông.
Tìm hiểu thêm tin tức chuyện của sao trong các bài sau nhé
Post a Comment