12 Sai Lầm Trong Giảm Cân Được Nhiều Người Áp Dụng
Mặc dù khoa học đã nghiên cứu, y học đã khuyến cáo nhưng vẫn tồn tại những lời đồn thiếu căn cứ khoa học liên quan đến giảm cân, song vẫn có nhiều người tin, áp dụng. Hậu quả tiền mất tật mang, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Muốn giảm cân, hãy ăn thực phẩm ít mỡ?
Thực tế, các nghiên cứu cho thấy do tin vào thực phẩm ít mỡ nên nhóm người dùng thực phẩm này ăn nhiều hơn tới 30%. Chưa hết, để làm tăng độ khoái khẩu, các hãng sản xuất thức ăn đã thay mỡ bằng đường nên nhiều người ngộ nhận, tưởng có lợi, ăn nhiều. Thực tế, chất ngọt còn hại hơn cả mỡ.
2. Dùng thực phẩm của trẻ em để giảm cân?
Nhiều người ăn kiêng còn kháo nhau thức ăn dùng cho trẻ nhỏ có tác dụng giảm cân nhanh, nhất là nhóm đựng trong lọ thay vì thức ăn của người đang phát triển. Đáng tiếc, thực phẩm dùng cho trẻ em lại thiếu mỡ, chất xơ và protein, không “lấp đầy” dạ dày cho con người nên phát sinh hiện tượng háu ăn hơn, lúc nào cũng thấy đói, mệt mỏi.
3. Muốn giảm cân, chỉ cần qua thủ thuật cấy não?
Có người lại tin rằng muốn giảm béo, chỉ cần qua thủ thuật cấy não có thể làm “câm” các cơn thèm và cuối cùng làm giảm cân. Trong thủ thuật này, bác sĩ khoan một lỗ nhỏ qua hộp sọ sau đó cấy các điện cực vào não. Người bệnh phải nằm trong buồng chuyển hóa 1 tuần để kiểm soát quá trình chuyển hóa giống như đo nhiệt độ. Đây là phương pháp mới, chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là rủi ro thức dậy khi đang phẫu thuật và cả những mối nguy hiểm người ta chưa lường hết. Tóm lại, “hại nhiều hơn lợi” bởi trái với quy luật tự nhiên.
4. Muốn giảm cân, hãy uống soda vì không đường, calo rỗng?
Theo nghiên cứu, các chất làm ngọt nhân tạo sẽ làm cho cơ thể lệ thuộc vào đường. Ngoài ra, các chất làm ngọt nhân tạo còn kích thích tuyến tụy bài tiết insulin để xử lý đường và do không có đường để xử lý nên nó làm cho cơ thể càng thèm chất ngọt để tận dụng insulin bài tiết ra, quá trình khép kín này nếu kéo dài sẽ gây bất lợi, phát sinh nhiều bệnh nan y, trong đó có bệnh tiểu đường.
5. Muốn giảm cân, hãy đeo khuyên tai?
Ngộ nhận này dựa vào lời đồn cho rằng đeo khuyên tai chính là một cách châm cứu để kiểm soát tính ngon miệng, háu ăn. Đáng tiếc, các vòng đeo này lại móc vào phần sụn cứng chứ không phải huyệt, không chỉ tạo ra lỗ thủng, gây biến dạng tai, đau mà còn gây nhiễm trùng nguy hiểm.
6. Muốn giảm cân, hãy đeo vòng ở ngón chân cái?
Lời đồn này cho rằng nhờ vòng đeo ở ngón chân cái làm mất cân bằng và khi cơ thể chỉnh sửa lại quá trình này sẽ giúp giảm cân. Sự thật, lời đồn trên không hề có cơ sở khoa học, thậm chí còn tốn tiền, gây khó chịu, biến dạng và làm xấu đôi chân.
7. Giảm béo theo quảng cáo chuyên đề
Quảng cáo chuyên đề (infomercials) hiện đang được nhiều cơ quan truyền thông, đa phương tiện áp dụng triệt để, mang tính thương mại nhiều hơn là lợi ích y tế. Quảng cáo dưới hình thức phỏng vấn hay chuyên đề về cách giảm cân của các nhân vật “người trần mắt thịt”. Điều này làm tăng sức thuyết phục nhưng thực tế đây chỉ là những “sáng tác” có chủ ý. Phần lớn là các minh tinh màn bạc, những người nổi tiếng nhưng để giảm cân họ lại áp dụng thực đơn hà khắc, ép buộc thiếu khoa học, gây bất lợi cho sức khỏe chứ không phải bằng thực phẩm thông thường mọi người vẫn ăn. Tất cả những hình ảnh minh họa rất ấn tượng nhưng sự thật đã được biên tập, cắt xén công phu nên dễ làm cho mọi người tin là thật.
8. Uống dầu oliu giữa các bữa ăn
Dư luận đồn, muốn giảm cân hãy dùng thực đơn Shangri-La Diet, có thể ăn uống thỏa thích, chỉ cần uống 2-3 thìa cà phê dầu ôliu giữa các bữa ăn. Theo nghiên cứu, việc làm này phải chăng chỉ có tác dụng chống nôn ọe hoặc sặc do dầu có độ nhờn chứ không làm giảm calo đầu vào. Thực tế còn làm tăng lượng calo mỗi ngày cho cơ thể tới khoảng 600 calo.
9. Đưa dưỡng chất qua đường mũi xuống dạ dày bằng ống để giảm cân?
Việc làm này thiếu khoa học, đồng nghĩa với việc tạo táo bón, choáng váng, hơi thở có mùi, phát sinh tình trạng viêm nhiễm các mô mũi, cuống họng và nhiều hệ lụy khác, nhất là rủi ro làm tổn thương mũi… mà không làm giảm cân như mong muốn.
10. Ăn thường xuyên nhiều bữa trong ngày để giảm cân?
Cơ sở của lời đồn này là làm tăng khả năng chuyển hóa của cơ thể, cuối cùng giúp giảm cân. Thực tế không đúng như vậy, trừ khi ăn ít calo bởi qua nghiên cứu cho thấy, một người bình thường ăn nhiều bữa trong ngày không thể giảm cân được.
11. Chạy bộ chân trần sẽ giảm cân?
Lại một chuyện nhảm nhí khác nhiều người vẫn tin, đó là chậy bộ chân trần sẽ giảm cân bởi cơ thể được tiếp xúc với thiên nhiên. Đây là cách chữa bệnh được tuyên truyền trên mạng Internet không hề có cơ sở khoa học, ai cũng biết nhưng nhiều người vẫn cứ tin, thậm chí có người còn bị chấn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng.
12. Ngồi trên bóng thay vì ngồi trên ghế
Đây cũng là cách chữa bệnh tuyên truyền trên mạng internet không có cơ sở khoa học nhưng nhiều người vẫn tin. Theo nghiên cứu, không hề có sự khác biệt của cơ thể khi ngồi trên hai vật dụng này, thậm chí ngồi trên bóng còn làm tăng lực dồn xuống thắt lưng, ảnh hưởng đến tư thế ngồi và lâu dài gây bất lợi cho sức khỏe.
Xem thêm tin tức cách giảm cân trong những bài sau nhé
1. Muốn giảm cân, hãy ăn thực phẩm ít mỡ?
Thực tế, các nghiên cứu cho thấy do tin vào thực phẩm ít mỡ nên nhóm người dùng thực phẩm này ăn nhiều hơn tới 30%. Chưa hết, để làm tăng độ khoái khẩu, các hãng sản xuất thức ăn đã thay mỡ bằng đường nên nhiều người ngộ nhận, tưởng có lợi, ăn nhiều. Thực tế, chất ngọt còn hại hơn cả mỡ.
2. Dùng thực phẩm của trẻ em để giảm cân?
Nhiều người ăn kiêng còn kháo nhau thức ăn dùng cho trẻ nhỏ có tác dụng giảm cân nhanh, nhất là nhóm đựng trong lọ thay vì thức ăn của người đang phát triển. Đáng tiếc, thực phẩm dùng cho trẻ em lại thiếu mỡ, chất xơ và protein, không “lấp đầy” dạ dày cho con người nên phát sinh hiện tượng háu ăn hơn, lúc nào cũng thấy đói, mệt mỏi.
3. Muốn giảm cân, chỉ cần qua thủ thuật cấy não?
Có người lại tin rằng muốn giảm béo, chỉ cần qua thủ thuật cấy não có thể làm “câm” các cơn thèm và cuối cùng làm giảm cân. Trong thủ thuật này, bác sĩ khoan một lỗ nhỏ qua hộp sọ sau đó cấy các điện cực vào não. Người bệnh phải nằm trong buồng chuyển hóa 1 tuần để kiểm soát quá trình chuyển hóa giống như đo nhiệt độ. Đây là phương pháp mới, chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là rủi ro thức dậy khi đang phẫu thuật và cả những mối nguy hiểm người ta chưa lường hết. Tóm lại, “hại nhiều hơn lợi” bởi trái với quy luật tự nhiên.
4. Muốn giảm cân, hãy uống soda vì không đường, calo rỗng?
Theo nghiên cứu, các chất làm ngọt nhân tạo sẽ làm cho cơ thể lệ thuộc vào đường. Ngoài ra, các chất làm ngọt nhân tạo còn kích thích tuyến tụy bài tiết insulin để xử lý đường và do không có đường để xử lý nên nó làm cho cơ thể càng thèm chất ngọt để tận dụng insulin bài tiết ra, quá trình khép kín này nếu kéo dài sẽ gây bất lợi, phát sinh nhiều bệnh nan y, trong đó có bệnh tiểu đường.
5. Muốn giảm cân, hãy đeo khuyên tai?
Ngộ nhận này dựa vào lời đồn cho rằng đeo khuyên tai chính là một cách châm cứu để kiểm soát tính ngon miệng, háu ăn. Đáng tiếc, các vòng đeo này lại móc vào phần sụn cứng chứ không phải huyệt, không chỉ tạo ra lỗ thủng, gây biến dạng tai, đau mà còn gây nhiễm trùng nguy hiểm.
6. Muốn giảm cân, hãy đeo vòng ở ngón chân cái?
Lời đồn này cho rằng nhờ vòng đeo ở ngón chân cái làm mất cân bằng và khi cơ thể chỉnh sửa lại quá trình này sẽ giúp giảm cân. Sự thật, lời đồn trên không hề có cơ sở khoa học, thậm chí còn tốn tiền, gây khó chịu, biến dạng và làm xấu đôi chân.
7. Giảm béo theo quảng cáo chuyên đề
Quảng cáo chuyên đề (infomercials) hiện đang được nhiều cơ quan truyền thông, đa phương tiện áp dụng triệt để, mang tính thương mại nhiều hơn là lợi ích y tế. Quảng cáo dưới hình thức phỏng vấn hay chuyên đề về cách giảm cân của các nhân vật “người trần mắt thịt”. Điều này làm tăng sức thuyết phục nhưng thực tế đây chỉ là những “sáng tác” có chủ ý. Phần lớn là các minh tinh màn bạc, những người nổi tiếng nhưng để giảm cân họ lại áp dụng thực đơn hà khắc, ép buộc thiếu khoa học, gây bất lợi cho sức khỏe chứ không phải bằng thực phẩm thông thường mọi người vẫn ăn. Tất cả những hình ảnh minh họa rất ấn tượng nhưng sự thật đã được biên tập, cắt xén công phu nên dễ làm cho mọi người tin là thật.
8. Uống dầu oliu giữa các bữa ăn
Dư luận đồn, muốn giảm cân hãy dùng thực đơn Shangri-La Diet, có thể ăn uống thỏa thích, chỉ cần uống 2-3 thìa cà phê dầu ôliu giữa các bữa ăn. Theo nghiên cứu, việc làm này phải chăng chỉ có tác dụng chống nôn ọe hoặc sặc do dầu có độ nhờn chứ không làm giảm calo đầu vào. Thực tế còn làm tăng lượng calo mỗi ngày cho cơ thể tới khoảng 600 calo.
9. Đưa dưỡng chất qua đường mũi xuống dạ dày bằng ống để giảm cân?
Việc làm này thiếu khoa học, đồng nghĩa với việc tạo táo bón, choáng váng, hơi thở có mùi, phát sinh tình trạng viêm nhiễm các mô mũi, cuống họng và nhiều hệ lụy khác, nhất là rủi ro làm tổn thương mũi… mà không làm giảm cân như mong muốn.
10. Ăn thường xuyên nhiều bữa trong ngày để giảm cân?
Cơ sở của lời đồn này là làm tăng khả năng chuyển hóa của cơ thể, cuối cùng giúp giảm cân. Thực tế không đúng như vậy, trừ khi ăn ít calo bởi qua nghiên cứu cho thấy, một người bình thường ăn nhiều bữa trong ngày không thể giảm cân được.
11. Chạy bộ chân trần sẽ giảm cân?
Lại một chuyện nhảm nhí khác nhiều người vẫn tin, đó là chậy bộ chân trần sẽ giảm cân bởi cơ thể được tiếp xúc với thiên nhiên. Đây là cách chữa bệnh được tuyên truyền trên mạng Internet không hề có cơ sở khoa học, ai cũng biết nhưng nhiều người vẫn cứ tin, thậm chí có người còn bị chấn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng.
12. Ngồi trên bóng thay vì ngồi trên ghế
Đây cũng là cách chữa bệnh tuyên truyền trên mạng internet không có cơ sở khoa học nhưng nhiều người vẫn tin. Theo nghiên cứu, không hề có sự khác biệt của cơ thể khi ngồi trên hai vật dụng này, thậm chí ngồi trên bóng còn làm tăng lực dồn xuống thắt lưng, ảnh hưởng đến tư thế ngồi và lâu dài gây bất lợi cho sức khỏe.
Xem thêm tin tức cách giảm cân trong những bài sau nhé
Post a Comment