Đại Gia HANJIN Phá Sản, Hơn 4000 Container Kẹt Ở Việt Nam
Sau khi hãng tàu Hàn Quốc tuyên bố phá sản, hơn 4.000 container của Hanjin vẫn chưa được giải phóng khỏi các cảng TP HCM, theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam.
Trong số 4.122 container của Hanjin đang tồn tại các cảng TP HCM, có 50 container chứa hàng và 4.072 container rỗng. Ngoài hàng tồn, Hanjin còn nợ 118.000 USD phí hoa tiêu của một doanh nghiệp.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, sau tuyên bố phá sản của hãng tàu Hàn Quốc, cơ quan này đã có văn bản yêu cầu các Cảng vụ, Hiệp hội Chủ hàng, Hiệp hội Chủ tàu và doanh nghiệp... phối hợp chặt chẽ để theo dõi sát tình hình tàu biển và container của Hanjin vào cảng. Qua đó, Cục Hàng hải đã lập kế hoạch, bố trí phương tiện hợp lý để giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận và giải phóng hàng nhanh chóng, thuận tiện.
Theo đánh giá, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực như da giày, thuỷ sản, đồ gỗ... cũng như doanh nghiệp logistics sẽ chịu tác động lớn nhất từ việc Hanjin phá sản.
Hanjin hiện chiếm khoảng 5% thị phần vận chuyển hàng hóa tại thị trường Việt Nam. Mỗi tháng có 11 tàu của hãng này ra vào các cảng tại TP HCM, gồm cảng Cát Lái, Tân Cảng Hiệp Phước và Cảng Container Quốc Tế Việt Nam (VICT). Ở khu vực Hải Phòng, Hanjin không có tàu vận chuyển hàng hóa trực tiếp mà chỉ có hàng trung chuyển.
Hanjin là hãng vận tải tàu container lớn thứ 7 thế giới trước khi công bố phá sản ngày 31/8 vừa qua. Đây được xem là vụ phá sản lớn nhất từng được ghi nhận trong ngành vận tải biển thế giới, sau trường hợp của United States Lines năm 1986.
Trước đó, ngành vận tải biển toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn do dư thừa công suất và nhu cầu suy giảm do kinh tế toàn cầu. Trong nửa đầu năm nay, Hanjin lỗ ròng 437 tỷ won, tương đương 423 triệu USD.
Hoài Thu
Nguồn: kenhtinnong.net
Trong số 4.122 container của Hanjin đang tồn tại các cảng TP HCM, có 50 container chứa hàng và 4.072 container rỗng. Ngoài hàng tồn, Hanjin còn nợ 118.000 USD phí hoa tiêu của một doanh nghiệp.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, sau tuyên bố phá sản của hãng tàu Hàn Quốc, cơ quan này đã có văn bản yêu cầu các Cảng vụ, Hiệp hội Chủ hàng, Hiệp hội Chủ tàu và doanh nghiệp... phối hợp chặt chẽ để theo dõi sát tình hình tàu biển và container của Hanjin vào cảng. Qua đó, Cục Hàng hải đã lập kế hoạch, bố trí phương tiện hợp lý để giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận và giải phóng hàng nhanh chóng, thuận tiện.
Theo đánh giá, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực như da giày, thuỷ sản, đồ gỗ... cũng như doanh nghiệp logistics sẽ chịu tác động lớn nhất từ việc Hanjin phá sản.
Hanjin hiện chiếm khoảng 5% thị phần vận chuyển hàng hóa tại thị trường Việt Nam. Mỗi tháng có 11 tàu của hãng này ra vào các cảng tại TP HCM, gồm cảng Cát Lái, Tân Cảng Hiệp Phước và Cảng Container Quốc Tế Việt Nam (VICT). Ở khu vực Hải Phòng, Hanjin không có tàu vận chuyển hàng hóa trực tiếp mà chỉ có hàng trung chuyển.
Hanjin là hãng vận tải tàu container lớn thứ 7 thế giới trước khi công bố phá sản ngày 31/8 vừa qua. Đây được xem là vụ phá sản lớn nhất từng được ghi nhận trong ngành vận tải biển thế giới, sau trường hợp của United States Lines năm 1986.
Trước đó, ngành vận tải biển toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn do dư thừa công suất và nhu cầu suy giảm do kinh tế toàn cầu. Trong nửa đầu năm nay, Hanjin lỗ ròng 437 tỷ won, tương đương 423 triệu USD.
Hoài Thu
Nguồn: kenhtinnong.net
Post a Comment