LHP Rotterdam - Sức Hấp Dẫn Từ Liên Hoan Không Thảm Đỏ
Diễn ra vào mùa lạnh nhất ở châu Âu hàng năm, sự kiện điện ảnh ở Hà Lan luôn thu hút hàng nghìn nhà làm phim khắp thế giới.
Liên hoan phim Quốc tế Rotterdam lần thứ 46 vừa kết thúc vào đầu tháng 2 tại thành phố nhỏ nhắn gần biển Bắc phía Nam Hà Lan. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức trung tuần tháng một hàng năm và thu hút sự quan tâm của cộng đồng làm phim khắp thế giới. Khác với Berlin (Đức), Cannes (Pháp) hay Venice (Italy) có rất nhiều ngôi sao tham dự, điểm độc đáo của Rotterdam là gần như vắng bóng các diễn viên.
Với tiêu chí tập trung vào tác phẩm - tác giả hơn là những ngôi sao, thảm đỏ, liên hoan đã tạo dựng được một thương hiệu riêng trong cộng đồng phim độc lập. Tại đây, những bộ phim thể nghiệm, những phim trần trụi, bạo liệt nhất đều có cơ hội ra rạp. Một đạo diễn vô danh có thể chẳng bán được vé xem phim nào khi tác phẩm của anh ta chiếu ở quê nhà. Nhưng tại Rotterdam, chỉ cần được các giám tuyển chọn, mỗi tác phẩm đều có quyền được chiếu trang trọng với khán phòng đông kín người xem.
Liên hoan phim không thảm đỏ
Ra đời từ năm 1972, đến nay Liên hoan phim Quốc tế Rotterdam (International Film Festival Rotterdam) được coi là một sự kiện quan trọng cho giới làm phim độc lập hay những nhà làm phim thể nghiệm. Biểu tượng của liên hoan là gương mặt chú hổ hình tròn được tạo nên bởi nhiều màu sắc. “Hivos Tiger Award” là giải thưởng quan trọng nhất của sự kiện này.
Là một thành phố nhỏ nhưng Rotterdam lại có rất nhiều rạp chiếu phim, thường nằm gần nhau, thuận tiện cho việc di chuyển. De Doelen - tòa nhà chính của liên hoan - là nơi gặp gỡ, tổ chức hội thảo, khai mạc - bế mạc và thậm chí còn có cả hai phòng chiếu phim. Những hệ thống rạp chính như Kino, Pathé, Cinerama, Old Luxor Theater, Lantaren Venster và Schouwburg đều nằm cách đó trong bán kính hơn một km.
Đêm khai mạc và bế mạc diễn ra rất đơn giản và ấm cúng. Mỗi điểm chiếu phim của liên hoan chỉ có một góc nhỏ có phông nền và một tấm thảm đen để phục vụ cho việc chụp ảnh lưu niệm của khách mời hay nhà làm phim.
Năm 2017 có 484 bộ phim được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Rotterdam, trong số đó có nhiều tác phẩm nổi bật được đề cử Oscar như Moonlight, Loving, Jackie hay những tác phẩm độc lập gây ấn tượng thời gian qua như Personal Shopper, American Honey. Ngoài “Hivos Tiger Award”, Bright Future cũng là một hạng mục tranh giải mà trong đó đa phần là phim đầu tay hoặc phim thứ hai của các đạo diễn.
Ngoài ra, ở quảng trường bên ngoài của rạp chiếu Pathé, bốn chiếc “bốt điện ảnh” được dựng lên có tên gọi "Homeless Movies" - nơi trình chiếu một số phim ngắn chọn lọc, đưa điện ảnh đến với người vô gia cư.
Không khí điện ảnh làm "nóng" mùa đông châu Âu
Diễn ra vào tháng một - thời điểm lạnh nhất ở Rotterdam, nhưng không vì thời tiết mà liên hoan phim bị giảm sức "nóng". Theo thống kê của ban tổ chức, sự kiện năm nay đã thu hút 314.000 khán giả, 316 nhà làm phim cùng 1.910 chuyên gia điện ảnh đổ về Rotterdam. Đạo diễn da màu Barry Jenkins chia sẻ anh đã không ở Mỹ để ăn mừng Moonlight giành tám đề cử Oscar mà thay vào đó đưa bộ phim đến Rotterdam để tận hưởng không khí nơi đây.
Tại Rotterdam, dù là một đạo diễn nổi tiếng hay đạo diễn vô danh mới có phim đầu tay, các suất chiếu của họ đều rất đông khán giả. Ra rạp trong mùa liên hoan phim đã trở thành một nét văn hóa tại Rotterdam và len lỏi khắp thành phố. Một đạo diễn trẻ gốc Á đưa bộ phim đầu tay tới đây đã rất bất ngờ khi được một cô lễ tân khách sạn hỏi: “Anh là đạo diễn lần đầu tới đây phải không? Phim của anh tên là gì? Tôi sẽ đi xem”.
Mỗi bộ phim thường có khoảng bốn suất chiếu trong hơn 10 ngày diễn ra liên hoan. Mỗi lần chiếu, khán giả thường chăm chú theo dõi và dành tặng các nhà làm phim tràng pháo tay khi những dòng credit (vinh danh) cuối cùng hiện lên trên màn ảnh rộng. Vắng bóng các minh tinh, tài tử, Rotterdam trở thành sân chơi riêng của các đạo diễn, nhà sản xuất và giới phê bình trong một không khí gần gũi, thân thiện, khác với những bữa tiệc xa hoa ở Cannes hay Venice.
Tại đây, đạo diễn Moonlight - Barry Jenkins - đã có một buổi trò chuyện kéo dài hai tiếng với khán giả cũng như các sinh viên điện ảnh. Anh truyền cảm hứng thông qua những câu chuyện từ lúc mới bắt đầu làm phim đến cảm giác khi Moonlight được xướng tên ở tám hạng mục quan trọng trong danh sách đề cử Oscar.
Suốt hơn 10 ngày diễn ra liên hoan, hàng tối, ở các rạp chiếu cũng như nhiều quán bar khu vực trung tâm đều diễn ra những bữa tiệc kéo dài từ gần nửa đêm tới 2h giờ sáng. Đó là nơi mà các nhà làm phim xả hơi sau những buổi chiếu phim liên tiếp, tạo mạng lưới mối quan hệ. Nhiều dự án của các nhà làm phim trẻ đã xin được tiền tài trợ cho dự án tiếp theo khi gặp được những nhà sản xuất hay đại diện các hãng phim độc lập ở những cuộc vui ngẫu hứng thế này.
Bên cạnh giới làm phim, những người không chuyên cũng được mời chấm giải. Trong hơn 10 ngày diễn ra liên hoan phim, hàng tối đều có các bữa tiệc để kết nối cộng đồng làm phim.
Ai cũng được làm giám khảo
Đêm trao giải có chín hạng mục như “Hivos Tiger” (giải quan trọng nhất), “Special Jury” (Lựa chọn của giám khảo từ những phim tranh giải Hivos Tiger), Warsteiner Audience Award (Phim được khán giả yêu thích nhất), FIPRESCI Award (cho các phim ở hạng mục Bright Future)…
Bên cạnh giám khảo là các nhà làm phim, đạo diễn, nhà phê bình chuyên nghiệp, liên hoan còn có một bộ phận giám khảo là người không chuyên. Chương trình Young Film Critics lựa chọn bốn nhà phê bình phim trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới trở thành một phần giám khảo của hạng mục FIPRESCI Award.
Hạng mục MovieZone Award còn chọn ngẫu hứng năm khán giả trẻ ở lứa tuổi dưới 20 vào ban giám khảo. Họ sẽ thưởng thức các bộ phim và chọn ra tác phẩm truyền cảm hứng nhất cho thế hệ mình. Với mỗi suất chiếu, khán giả cũng được tự đánh giá bộ phim mình xem theo thang điểm từ một đến năm. Năm nay, tác phẩm Moonlight giành chiến thắng ở hạng mục “Bộ phim được khán giả yêu thích nhất” với phần thưởng 10.000 Euro (hơn 200 triệu đồng).
Xem thêm tin tức chuyện của sao trong những bài sau bạn nhé
Liên hoan phim Quốc tế Rotterdam lần thứ 46 vừa kết thúc vào đầu tháng 2 tại thành phố nhỏ nhắn gần biển Bắc phía Nam Hà Lan. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức trung tuần tháng một hàng năm và thu hút sự quan tâm của cộng đồng làm phim khắp thế giới. Khác với Berlin (Đức), Cannes (Pháp) hay Venice (Italy) có rất nhiều ngôi sao tham dự, điểm độc đáo của Rotterdam là gần như vắng bóng các diễn viên.
Với tiêu chí tập trung vào tác phẩm - tác giả hơn là những ngôi sao, thảm đỏ, liên hoan đã tạo dựng được một thương hiệu riêng trong cộng đồng phim độc lập. Tại đây, những bộ phim thể nghiệm, những phim trần trụi, bạo liệt nhất đều có cơ hội ra rạp. Một đạo diễn vô danh có thể chẳng bán được vé xem phim nào khi tác phẩm của anh ta chiếu ở quê nhà. Nhưng tại Rotterdam, chỉ cần được các giám tuyển chọn, mỗi tác phẩm đều có quyền được chiếu trang trọng với khán phòng đông kín người xem.
Liên hoan phim không thảm đỏ
Ra đời từ năm 1972, đến nay Liên hoan phim Quốc tế Rotterdam (International Film Festival Rotterdam) được coi là một sự kiện quan trọng cho giới làm phim độc lập hay những nhà làm phim thể nghiệm. Biểu tượng của liên hoan là gương mặt chú hổ hình tròn được tạo nên bởi nhiều màu sắc. “Hivos Tiger Award” là giải thưởng quan trọng nhất của sự kiện này.
Là một thành phố nhỏ nhưng Rotterdam lại có rất nhiều rạp chiếu phim, thường nằm gần nhau, thuận tiện cho việc di chuyển. De Doelen - tòa nhà chính của liên hoan - là nơi gặp gỡ, tổ chức hội thảo, khai mạc - bế mạc và thậm chí còn có cả hai phòng chiếu phim. Những hệ thống rạp chính như Kino, Pathé, Cinerama, Old Luxor Theater, Lantaren Venster và Schouwburg đều nằm cách đó trong bán kính hơn một km.
Đêm khai mạc và bế mạc diễn ra rất đơn giản và ấm cúng. Mỗi điểm chiếu phim của liên hoan chỉ có một góc nhỏ có phông nền và một tấm thảm đen để phục vụ cho việc chụp ảnh lưu niệm của khách mời hay nhà làm phim.
Năm 2017 có 484 bộ phim được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Rotterdam, trong số đó có nhiều tác phẩm nổi bật được đề cử Oscar như Moonlight, Loving, Jackie hay những tác phẩm độc lập gây ấn tượng thời gian qua như Personal Shopper, American Honey. Ngoài “Hivos Tiger Award”, Bright Future cũng là một hạng mục tranh giải mà trong đó đa phần là phim đầu tay hoặc phim thứ hai của các đạo diễn.
Ngoài ra, ở quảng trường bên ngoài của rạp chiếu Pathé, bốn chiếc “bốt điện ảnh” được dựng lên có tên gọi "Homeless Movies" - nơi trình chiếu một số phim ngắn chọn lọc, đưa điện ảnh đến với người vô gia cư.
Không khí điện ảnh làm "nóng" mùa đông châu Âu
Diễn ra vào tháng một - thời điểm lạnh nhất ở Rotterdam, nhưng không vì thời tiết mà liên hoan phim bị giảm sức "nóng". Theo thống kê của ban tổ chức, sự kiện năm nay đã thu hút 314.000 khán giả, 316 nhà làm phim cùng 1.910 chuyên gia điện ảnh đổ về Rotterdam. Đạo diễn da màu Barry Jenkins chia sẻ anh đã không ở Mỹ để ăn mừng Moonlight giành tám đề cử Oscar mà thay vào đó đưa bộ phim đến Rotterdam để tận hưởng không khí nơi đây.
Tại Rotterdam, dù là một đạo diễn nổi tiếng hay đạo diễn vô danh mới có phim đầu tay, các suất chiếu của họ đều rất đông khán giả. Ra rạp trong mùa liên hoan phim đã trở thành một nét văn hóa tại Rotterdam và len lỏi khắp thành phố. Một đạo diễn trẻ gốc Á đưa bộ phim đầu tay tới đây đã rất bất ngờ khi được một cô lễ tân khách sạn hỏi: “Anh là đạo diễn lần đầu tới đây phải không? Phim của anh tên là gì? Tôi sẽ đi xem”.
Mỗi bộ phim thường có khoảng bốn suất chiếu trong hơn 10 ngày diễn ra liên hoan. Mỗi lần chiếu, khán giả thường chăm chú theo dõi và dành tặng các nhà làm phim tràng pháo tay khi những dòng credit (vinh danh) cuối cùng hiện lên trên màn ảnh rộng. Vắng bóng các minh tinh, tài tử, Rotterdam trở thành sân chơi riêng của các đạo diễn, nhà sản xuất và giới phê bình trong một không khí gần gũi, thân thiện, khác với những bữa tiệc xa hoa ở Cannes hay Venice.
Tại đây, đạo diễn Moonlight - Barry Jenkins - đã có một buổi trò chuyện kéo dài hai tiếng với khán giả cũng như các sinh viên điện ảnh. Anh truyền cảm hứng thông qua những câu chuyện từ lúc mới bắt đầu làm phim đến cảm giác khi Moonlight được xướng tên ở tám hạng mục quan trọng trong danh sách đề cử Oscar.
Suốt hơn 10 ngày diễn ra liên hoan, hàng tối, ở các rạp chiếu cũng như nhiều quán bar khu vực trung tâm đều diễn ra những bữa tiệc kéo dài từ gần nửa đêm tới 2h giờ sáng. Đó là nơi mà các nhà làm phim xả hơi sau những buổi chiếu phim liên tiếp, tạo mạng lưới mối quan hệ. Nhiều dự án của các nhà làm phim trẻ đã xin được tiền tài trợ cho dự án tiếp theo khi gặp được những nhà sản xuất hay đại diện các hãng phim độc lập ở những cuộc vui ngẫu hứng thế này.
Bên cạnh giới làm phim, những người không chuyên cũng được mời chấm giải. Trong hơn 10 ngày diễn ra liên hoan phim, hàng tối đều có các bữa tiệc để kết nối cộng đồng làm phim.
Ai cũng được làm giám khảo
Đêm trao giải có chín hạng mục như “Hivos Tiger” (giải quan trọng nhất), “Special Jury” (Lựa chọn của giám khảo từ những phim tranh giải Hivos Tiger), Warsteiner Audience Award (Phim được khán giả yêu thích nhất), FIPRESCI Award (cho các phim ở hạng mục Bright Future)…
Bên cạnh giám khảo là các nhà làm phim, đạo diễn, nhà phê bình chuyên nghiệp, liên hoan còn có một bộ phận giám khảo là người không chuyên. Chương trình Young Film Critics lựa chọn bốn nhà phê bình phim trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới trở thành một phần giám khảo của hạng mục FIPRESCI Award.
Hạng mục MovieZone Award còn chọn ngẫu hứng năm khán giả trẻ ở lứa tuổi dưới 20 vào ban giám khảo. Họ sẽ thưởng thức các bộ phim và chọn ra tác phẩm truyền cảm hứng nhất cho thế hệ mình. Với mỗi suất chiếu, khán giả cũng được tự đánh giá bộ phim mình xem theo thang điểm từ một đến năm. Năm nay, tác phẩm Moonlight giành chiến thắng ở hạng mục “Bộ phim được khán giả yêu thích nhất” với phần thưởng 10.000 Euro (hơn 200 triệu đồng).
Xem thêm tin tức chuyện của sao trong những bài sau bạn nhé
Post a Comment