Những điều cần biết trước khi xin Visa Châu Âu
Trước khi du lịch châu Âu, có lẽ quan trọng nhất là vấn đề xin visa. Sau đây là một vài kinh nghiệm xin visa Châu Âu cho các bạn tham khảo.
Có nhiều người có rất nhiều tiền muốn đi châu Âu nhưng do không đủ điều kiện hoặc không hiểu rõ qui định của sứ quán nên bị từ chối cấp visa.
Người có nhiều tiền, nhưng không có Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khó xin visa Châu Âu (khả năng là dân maphia, cá độ, …)
- Những người có người thân đang sống hoặc làm việc tại một trong số những nước trong khối Châu Âu cũng khó xin Visa (khả năng là đi đoàn tụ gia đình)
- Những người không vợ chồng, con cái, trẻ tuổi khả năng khó xin Visa (khả năng là đi và không trở quay lại Việt Nam)
- Những người quá già yếu cũng khó xin Visa (khả năng ốm đau, bệnh tật).
- Tóm lại, họ căn cứ vào hồ sơ chứng minh rằng đương đơn có nhiều mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam điều đó đồng nghĩa với việc đương đơn không muốn ở lại châu Âu và trở về Việt Nam sau chuyến đi. Ví dụ:
+ Hộ khẩu: chứng minh có nơi thường trú hợp pháp và có sự quản lý của nhà nước.
+ Đăng ký kết hôn + giấy khai sinh của con cái: chứng minh có gia đình, người thân ở Việt Nam.
+ Hợp đồng lao động + xác nhận bảng lương: chứng minh không phải thất nghiệp và có thu nhập hợp pháp => có tiền để trang trải chi phí ở nước ngoài.
+ Quyết định cho nghỉ phép đi du lịch hoặc công tác: chứng minh việc nghỉ là đàng hoàng có sự đồng ý của cơ quan chủ quản chứ không phải đi chui đi trốn (không phải phạm tội bỏ trốn)
+ Đăng ký kinh doanh là chủ doanh nghiệp, sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản, thẻ tín dụng có chức năng thanh toán quốc tế như visa, master…, sổ đỏ, cổ phiếu…: chứng minh có tài sản tại Việt Nam và có khả năng tài chính để thanh toán các khoản chi phí khi đi nước ngoài.
+ Tờ khai theo form mẫu đầy đủ, trung thực, đúng mục đích của chuyến đi. Nếu là đi du lịch phải có kèm theo tờ xác nhận đặt phòng khách sạn + Vé máy bay nếu là đi mục đích kinh doanh thì phải có thư mời của đối tác tiếp đón tại Châu Âu. Nếu hộ chiếu công vụ phải có Công hàm bộ ngoại giao. Ngoài ra nếu được chấp nhận cấp Visa, đương đơn phải mua bảo hiểm đi lại châu Âu (có thể là Bảo Hiểm Quân Đội, Bảo Việt,. …)
- Ngoài những qui định tương đối chung chung đối với Visa Châu Âu, tại mỗi sứ quán trong khối này có những qui định riêng khác nhau nữa.
Hồ sơ bao gồm
Người có nhiều tiền, nhưng không có Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khó xin visa Châu Âu (khả năng là dân maphia, cá độ, …)
- Những người có người thân đang sống hoặc làm việc tại một trong số những nước trong khối Châu Âu cũng khó xin Visa (khả năng là đi đoàn tụ gia đình)
- Những người không vợ chồng, con cái, trẻ tuổi khả năng khó xin Visa (khả năng là đi và không trở quay lại Việt Nam)
- Những người quá già yếu cũng khó xin Visa (khả năng ốm đau, bệnh tật).
- Tóm lại, họ căn cứ vào hồ sơ chứng minh rằng đương đơn có nhiều mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam điều đó đồng nghĩa với việc đương đơn không muốn ở lại châu Âu và trở về Việt Nam sau chuyến đi. Ví dụ:
+ Hộ khẩu: chứng minh có nơi thường trú hợp pháp và có sự quản lý của nhà nước.
+ Đăng ký kết hôn + giấy khai sinh của con cái: chứng minh có gia đình, người thân ở Việt Nam.
+ Hợp đồng lao động + xác nhận bảng lương: chứng minh không phải thất nghiệp và có thu nhập hợp pháp => có tiền để trang trải chi phí ở nước ngoài.
+ Quyết định cho nghỉ phép đi du lịch hoặc công tác: chứng minh việc nghỉ là đàng hoàng có sự đồng ý của cơ quan chủ quản chứ không phải đi chui đi trốn (không phải phạm tội bỏ trốn)
+ Đăng ký kinh doanh là chủ doanh nghiệp, sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản, thẻ tín dụng có chức năng thanh toán quốc tế như visa, master…, sổ đỏ, cổ phiếu…: chứng minh có tài sản tại Việt Nam và có khả năng tài chính để thanh toán các khoản chi phí khi đi nước ngoài.
+ Tờ khai theo form mẫu đầy đủ, trung thực, đúng mục đích của chuyến đi. Nếu là đi du lịch phải có kèm theo tờ xác nhận đặt phòng khách sạn + Vé máy bay nếu là đi mục đích kinh doanh thì phải có thư mời của đối tác tiếp đón tại Châu Âu. Nếu hộ chiếu công vụ phải có Công hàm bộ ngoại giao. Ngoài ra nếu được chấp nhận cấp Visa, đương đơn phải mua bảo hiểm đi lại châu Âu (có thể là Bảo Hiểm Quân Đội, Bảo Việt,. …)
- Ngoài những qui định tương đối chung chung đối với Visa Châu Âu, tại mỗi sứ quán trong khối này có những qui định riêng khác nhau nữa.
Hồ sơ bao gồm
- 2 đơn xin thị thực có dán ảnh mới nhất
- 1 ảnh rời (khổ 4×6, nền trắng)
- Bản chính và 1 bản photo các trang mang thông tin và dấu có trong hộ chiếu
- Chứng từ nghề nghiệp: Hợp đồng làm việc, hoặc giấy chứng nhận làm việc, giấy nghỉ phép, bảng lương 3 tháng cuối (đối với người làm nghề tự do : phải nộp giấy phép kinh doanh). Tất cả giấy tờ phải có bản dịch Anh, Pháp hoặc tiếng nước đến.
- Giấy giữ chỗ vé máy bay có ngày đi và ngày về.
- Bản sao hộ khẩu
- Đối với người có quốc tịch khác Việt Nam: giấy thị thực hoặc thẻ lưu trú còn hạn ở Việt Nam.
- Đối với trẻ em: giấy đồng ý của cha mẹ và bản sao giấy khai sinh có bản dịch Anh hoặc Pháp.
- Đối với học sinh và sinh viên: giấy xác nhận của trường có bản dịch Anh hoặc Pháp.
- Giấy chứng nhận tạm trú bản chính và một bản sao)
• Hoặc: giấy chứng nhận đón tiếp (attestation d’accueil): giấy này xin tại toà thị chính ở nơi người mời cư trú (bản chính và một bản sao) + Bản khai thuế thu nhập, hóa đơn thuê nhà mới nhất và bảng lương 3 tháng gần nhất của người bảo lãnh
- 1 bản photo sổ gia đình và chứng minh thư hoặc thẻ cư trú của vợ chồng người bảo lãnh ở nước đến
- Giấy tờ chứng nhận khả năng tài chính cho thời gian lưu lại: sổ tiết kiệm (bản chính và bản photo), thẻ tín dụng quốc tế (kèm giấy xác nhận của ngân hàng và 1 bản photo của thẻ tín dụng).
- Giấy chứng nhận bảo hiểm cho thời gian lưu trú dự định, bảo hiểm này có hiệu lực trên các vùng thuộc khu vực Schengen và bao gồm các khoản thanh toán y tế khẩn cấp, viện phí và hồi hương theo chỉ định y khoa và có hạn mức được bảo hiềm tối thiểu là 30.000 EUR (bản chính + bản sao)
- Phí nộp hồ sơ: 60 EUR và đóng bằng tiền Việt Nam. Thông thường, sứ quán yêu cầu trả bằng thẻ tín dụng.
- Người xin thị thực phải trực tiếp đến nộp đơn, không chấp thuận hồ sơ thị thực gửi qua bưu điện mà phải đặt lịch hẹn trước. Với Sứ quán Pháp: gọi điện đặt lịch; Sứ quán Đức: đặt lịch online…
Khi nhận VISA, phải trình chứng từ bảo hiểm y tế trong thời gian lưu trú tại Schengen (Bảo Hiểm Quân Đội, Bảo Việt, …). Hạn mức được bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR và hiệu lực với tất cả các quốc gia trong khối Schengen.
- Sứ quán có thể yêu cầu qúy vị bổ túc giấy tờ
- Hồ sơ đầy đủ không có nghĩa sẽ đương nhiên được cấp VISA (thị thực)
Không nộp hồ sơ xin VISA (thị thực) sớm hơn ba tháng trước ngày đi.
Nộp sứ quán nào trong số các nước thành viên khối Châu Âu:
Thông thường theo mình được biết, dựa vào các tiêu chí sau để xác định nộp ở sứ quán nào:
- Đâu là điểm đến chính.
- Đâu là nơi ở lâu nhất.
- Đâu là điểm đến đầu tiên.
- Tất nhiên tùy vào trường hợp cụ thể mới xác định rõ là nộp ở sứ quán nào các bạn nhé.
Post a Comment