Việt Nam Tiếp Tục Đổi Mới Dù Có TPP Hay Không
Tiếp tục đổi mới, chuẩn bị thực thi các FTA đã và sẽ tham gia là thông điệp được Bộ Ngoại giao đưa ra khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Quan điểm nêu trên được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - Lê Hải Bình khẳng định với báo chí ngày 24/1. Ông Lê Hải Bình cho biết 6 năm qua, 12 nước trong đó có Việt Nam đã rất nỗ lực đàm phán, ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Nếu được triển khai, TPP sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các nước thành viên, không chỉ tạo động lực mới cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác, liên kết kinh tế và sự ổn định, thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vì thế Việt Nam coi việc tham gia TPP và các FTA khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng, toàn diện. Đây cũng là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập, liên kết kinh tế khu vực.
"Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết của các FTA đã và sẽ tham gia", Người phát ngôn nhấn mạnh.
Trước đó vào ngày 23/1, tân Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp đầu tiên của mình, với nội dung rút nước này khỏi TPP. Đây cũng chính là cam kết mà ông Trump đã đưa ra trong quá trình tranh cử. Theo luật Mỹ, lệnh hành pháp nêu trên sẽ có hiệu lực mà không cần chờ Quốc hội.
TPP - một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống vừa mãn nhiệm Barack Obama - là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam) chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu.
Việc Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh rút khỏi TPP đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối, tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật.
Sau khi ký xong sắc lệnh, ông Trump cho biết ông sẽ trở lại thương lượng song phương với từng nước trong số các quốc gia tham gia TPP về các điều khoản thích hợp hơn cho nước Mỹ.
Xem tin tức mới trên kenhtinnong.net bạn nhé
Quan điểm nêu trên được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - Lê Hải Bình khẳng định với báo chí ngày 24/1. Ông Lê Hải Bình cho biết 6 năm qua, 12 nước trong đó có Việt Nam đã rất nỗ lực đàm phán, ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Nếu được triển khai, TPP sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các nước thành viên, không chỉ tạo động lực mới cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác, liên kết kinh tế và sự ổn định, thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vì thế Việt Nam coi việc tham gia TPP và các FTA khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng, toàn diện. Đây cũng là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập, liên kết kinh tế khu vực.
"Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết của các FTA đã và sẽ tham gia", Người phát ngôn nhấn mạnh.
Trước đó vào ngày 23/1, tân Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp đầu tiên của mình, với nội dung rút nước này khỏi TPP. Đây cũng chính là cam kết mà ông Trump đã đưa ra trong quá trình tranh cử. Theo luật Mỹ, lệnh hành pháp nêu trên sẽ có hiệu lực mà không cần chờ Quốc hội.
TPP - một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống vừa mãn nhiệm Barack Obama - là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam) chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu.
Việc Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh rút khỏi TPP đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối, tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật.
Sau khi ký xong sắc lệnh, ông Trump cho biết ông sẽ trở lại thương lượng song phương với từng nước trong số các quốc gia tham gia TPP về các điều khoản thích hợp hơn cho nước Mỹ.
Xem tin tức mới trên kenhtinnong.net bạn nhé
Post a Comment