Những Điều Bạn Chưa Biết Về Chất Béo
Nếu thiếu chất béo, cơ thể bạn sẽ suy nhược, nhìn kém, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nhiều người kiêng dè chất béo vì sợ gia tăng các bệnh lý như thừa cân béo phì, tăng huyết áp... Tuy nhiên theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đây là quan niệm sai lầm, bởi thiếu chất béo trong chế độ dinh dưỡng gây nhiều hậu quả cho sức khỏe.
Phó giáo sư Mai chỉ rõ, chất béo có 5 lợi ích quan trọng với sức khỏe mà ai cũng nên biết:
Cung cấp năng lượng
Chất béo (lipid) là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể với đậm độ cao, nhiều gấp đôi protein và chất đường bột. Mỗi gam lipid tạo ra 9Kcal, trong khi 1g protein (đạm) và 1g carbohydrate (đường bột) chỉ cho 4Kcal. Người trưởng thành cần 20-25% năng lượng từ chất béo. Trẻ càng nhỏ càng cần nhiều chất béo, thậm chí lên tới 40% nếu dưới 6 tháng.
Cung cấp các chất béo cần thiết
Cơ thể con người cần 3 loại chất béo khác nhau: chất béo bão hòa (SFA), chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và chất béo không bão hòa nhiều nối đôi (PUFA).
Các SFAs có chủ yếu trong mỡ động vật, bơ và một số loại dầu thực vật làm từ quả có dầu… cung cấp năng lượng cho cơ thể. Song nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra béo phì, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
MUFAs có trong mỡ cá biển, các loại dầu thực vật làm từ hạt có dầu (đậu nành, hạt cải, hướng dương).... có tác dụng đào thải cholesterol xấu trong máu, giúp phòng tránh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
PUFAs giúp giảm cholesterol xấu, đặc biệt kể đến dạng chất béo không bão hòa nhiều nối đôi mà cơ thể không thể tự tổng hợp được là omega 3 và omega 6, rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và phát triển trí não. Vì thế, đảm bảo cân bằng giữa 3 loại chất béo SFAs - MUFAs - PUFAs trong chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.
Một trong những nguồn cung cấp chất béo khá cân đối và lý tưởng là dầu gạo. Dầu gạo có tỷ lệ các chất béo bão hòa, không bão hòa một nối đôi và nhiều nối đôi gần nhất với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cũng nhờ vậy mà dầu gạo còn được mệnh danh là dầu ăn cho sức khỏe ở nhiều nước phát triển.
Tham gia cấu tạo các tế bào
Chất béo là thành phần không thể thiếu cấu tạo nên tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh và nhiều hormone trong cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, có tới 50% acid béo cấu tạo nên tế bào tiếp nhận ánh sáng ở đáy mắt là DHA (một acid béo thuộc nhóm omega 3).
Hormone leptin được bài tiết bởi các mô mỡ trong máu, tương xứng với lượng chất béo cơ thể tích trữ. Không chỉ vậy, khoảng 20-25% trọng lượng cơ thể phụ nữ khỏe mạnh là chất béo, cao hơn nam giới. Nếu hàm lượng này giảm xuống dưới 18%, sẽ khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng. Nếu trên 30% trọng lượng cơ thể được coi là béo phì, còn với nam giới tỷ lệ này là 25%.
Hòa tan nhiều vitamin tan trong chất béo cho cơ thể
Chất béo là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K cần thiết cho cơ thể hấp thụ. Vitamin A hỗ trợ tăng trưởng, miễn dịch, thị lực. Vitamin D giúp phát triển chiều cao, làm cho xương, răng chắc khỏe. Vitamin E chống oxy hóa, làm chậm lão hóa và hỗ trợ sinh sản. Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể.
Khi cơ thể thiếu chất béo, các vitamin này khó được hấp thụ, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể. Trẻ nhỏ chậm tăng trưởng, thiếu dinh dưỡng, kém tập trung. Người lớn dễ bị đau nhức xương, thậm chí loãng xương, nhìn kém, giảm sức đề kháng.
Cho món ăn thêm hương vị, trọn dinh dưỡng
Chất béo như dầu ăn, là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình. Tại Việt Nam, các loại dầu thực vật như đậu nành, ôliu, hướng dương, lạc, mè… đã khá quen thuộc. Gần đây, dầu gạo bắt đầu được ưa chuộng nhờ dồi dào các dưỡng chất tự nhiên quý giá như gamma oryzanol, phytosterol, vitamin E cùng nhiều ưu điểm nổi trội trong nấu nướng.
Hàng loạt các nghiên cứu cho thấy tác dụng đối với sức khỏe của dầu gạo. Nghiên cứu của Đại học Lowell (Mỹ) cho thấy, dầu gạo làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu nhờ hàm lượng cao gamma oryzanol và phytosterol. Điều này cũng được Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hội đồng Y khoa Ấn Độ chứng minh. Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học Nagasiki, Đại học Tokyo (Nhật Bản) còn chỉ ra khả năng chống nguy cơ xơ gan của gamma oryzanol, nhờ khả năng đẩy lùi hiệu quả các gốc tự do.
Sử dụng 20ml dầu gạo mỗi ngày giúp giảm cholesterol xấu và triglicerid thừa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Mỗi ngày dùng 20ml dầu gạo sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu và triglycerid dư thừa, tốt cho tim mạch, huyết áp, ngăn chặn hình thành các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tìm hiểu thêm các cách giảm cân trong những bài viết sau bạn nhé
Nhiều người kiêng dè chất béo vì sợ gia tăng các bệnh lý như thừa cân béo phì, tăng huyết áp... Tuy nhiên theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đây là quan niệm sai lầm, bởi thiếu chất béo trong chế độ dinh dưỡng gây nhiều hậu quả cho sức khỏe.
Phó giáo sư Mai chỉ rõ, chất béo có 5 lợi ích quan trọng với sức khỏe mà ai cũng nên biết:
Cung cấp năng lượng
Chất béo (lipid) là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể với đậm độ cao, nhiều gấp đôi protein và chất đường bột. Mỗi gam lipid tạo ra 9Kcal, trong khi 1g protein (đạm) và 1g carbohydrate (đường bột) chỉ cho 4Kcal. Người trưởng thành cần 20-25% năng lượng từ chất béo. Trẻ càng nhỏ càng cần nhiều chất béo, thậm chí lên tới 40% nếu dưới 6 tháng.
Cung cấp các chất béo cần thiết
Cơ thể con người cần 3 loại chất béo khác nhau: chất béo bão hòa (SFA), chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và chất béo không bão hòa nhiều nối đôi (PUFA).
Các SFAs có chủ yếu trong mỡ động vật, bơ và một số loại dầu thực vật làm từ quả có dầu… cung cấp năng lượng cho cơ thể. Song nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra béo phì, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
MUFAs có trong mỡ cá biển, các loại dầu thực vật làm từ hạt có dầu (đậu nành, hạt cải, hướng dương).... có tác dụng đào thải cholesterol xấu trong máu, giúp phòng tránh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
PUFAs giúp giảm cholesterol xấu, đặc biệt kể đến dạng chất béo không bão hòa nhiều nối đôi mà cơ thể không thể tự tổng hợp được là omega 3 và omega 6, rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và phát triển trí não. Vì thế, đảm bảo cân bằng giữa 3 loại chất béo SFAs - MUFAs - PUFAs trong chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.
Một trong những nguồn cung cấp chất béo khá cân đối và lý tưởng là dầu gạo. Dầu gạo có tỷ lệ các chất béo bão hòa, không bão hòa một nối đôi và nhiều nối đôi gần nhất với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cũng nhờ vậy mà dầu gạo còn được mệnh danh là dầu ăn cho sức khỏe ở nhiều nước phát triển.
Tham gia cấu tạo các tế bào
Chất béo là thành phần không thể thiếu cấu tạo nên tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh và nhiều hormone trong cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, có tới 50% acid béo cấu tạo nên tế bào tiếp nhận ánh sáng ở đáy mắt là DHA (một acid béo thuộc nhóm omega 3).
Hormone leptin được bài tiết bởi các mô mỡ trong máu, tương xứng với lượng chất béo cơ thể tích trữ. Không chỉ vậy, khoảng 20-25% trọng lượng cơ thể phụ nữ khỏe mạnh là chất béo, cao hơn nam giới. Nếu hàm lượng này giảm xuống dưới 18%, sẽ khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng. Nếu trên 30% trọng lượng cơ thể được coi là béo phì, còn với nam giới tỷ lệ này là 25%.
Hòa tan nhiều vitamin tan trong chất béo cho cơ thể
Chất béo là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K cần thiết cho cơ thể hấp thụ. Vitamin A hỗ trợ tăng trưởng, miễn dịch, thị lực. Vitamin D giúp phát triển chiều cao, làm cho xương, răng chắc khỏe. Vitamin E chống oxy hóa, làm chậm lão hóa và hỗ trợ sinh sản. Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể.
Khi cơ thể thiếu chất béo, các vitamin này khó được hấp thụ, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể. Trẻ nhỏ chậm tăng trưởng, thiếu dinh dưỡng, kém tập trung. Người lớn dễ bị đau nhức xương, thậm chí loãng xương, nhìn kém, giảm sức đề kháng.
Cho món ăn thêm hương vị, trọn dinh dưỡng
Chất béo như dầu ăn, là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình. Tại Việt Nam, các loại dầu thực vật như đậu nành, ôliu, hướng dương, lạc, mè… đã khá quen thuộc. Gần đây, dầu gạo bắt đầu được ưa chuộng nhờ dồi dào các dưỡng chất tự nhiên quý giá như gamma oryzanol, phytosterol, vitamin E cùng nhiều ưu điểm nổi trội trong nấu nướng.
Hàng loạt các nghiên cứu cho thấy tác dụng đối với sức khỏe của dầu gạo. Nghiên cứu của Đại học Lowell (Mỹ) cho thấy, dầu gạo làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu nhờ hàm lượng cao gamma oryzanol và phytosterol. Điều này cũng được Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hội đồng Y khoa Ấn Độ chứng minh. Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học Nagasiki, Đại học Tokyo (Nhật Bản) còn chỉ ra khả năng chống nguy cơ xơ gan của gamma oryzanol, nhờ khả năng đẩy lùi hiệu quả các gốc tự do.
Sử dụng 20ml dầu gạo mỗi ngày giúp giảm cholesterol xấu và triglicerid thừa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Mỗi ngày dùng 20ml dầu gạo sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu và triglycerid dư thừa, tốt cho tim mạch, huyết áp, ngăn chặn hình thành các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tìm hiểu thêm các cách giảm cân trong những bài viết sau bạn nhé
Post a Comment