Trump Có Nguy Cơ Đối Đầu Lầu 5 Góc
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không liệt Nga vào danh sách những ưu tiên quân sự cần đối phó có thể khiến nhiều quan chức Lầu Năm Góc bất bình.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng đề cử James Mattis. Ảnh: Reuters
Bản ghi nhớ về các ưu tiên quốc phòng hàng đầu của chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đưa ra hồi đầu tháng 12, đã không đề cập đến Nga, quốc gia vốn được coi là mối đe dọa số một của nước này, khiến nhiều quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc không khỏi lo ngại, theo Foreign Policy.
"Mọi người tại Lầu Năm Góc sẽ lo ngại khi không thấy Nga trong danh sách", Evelyn Farkas, cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách những vấn đề về Nga nhận định.
Bình luận viên John Hudson nhận định trong nhiều năm, các quan chức hàng đầu tại Bộ Quốc phòng và các cơ quan tình báo Mỹ coi Nga là mối đe dọa lớn nhất vì kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, năng lực chiến tranh mạng, quân đội được hiện đại hóa cùng thái độ sẵn sàng thách thức Mỹ và đồng minh.
Tướng Joseph Dunford, người vẫn giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ sau khi ông Trump nhậm chức vào 20/1, từng tuyên bố trước quốc hội vào năm 2015 rằng không có mối đe dọa nào khác nghiêm trọng hơn Nga.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, ông Trump đã công khai tuyên bố rằng một mối quan hệ được cải thiện với Nga thuộc phạm vi lợi ích của Mỹ, đặc biệt liên quan đến nỗ lực chống khủng bố tại Iraq và Syria.
Lập trường của Tổng thống đắc cử Mỹ trong suốt chiến dịch tranh cử đã cải thiện rõ rệt thái độ của đảng Cộng hòa đối với Nga, tuy nhiên giới có ảnh hưởng lớn tới chính sách đối ngoại của Mỹ bao gồm nhiều quan chức Lầu Năm Góc vẫn tỏ thái độ ngờ vực với Moscow.
Theo John Hudson, trong khi nhiều quan chức quân sự, vẫn tại vị sau khi ông Trump nhậm chức, không mấy hài lòng về bản ghi nhớ thì tướng James Mattis, người dành sự ủng hộ lớn cho quan điểm của Tổng thống đắc cử Mỹ vẫn chưa chắc chắn trở thành bộ trưởng quốc phòng, do không đáp ứng yêu cầu về thời gian giải ngũ.
Theo quy định, những đề cử nội các và nhiều vị trí trong chính quyền khác sẽ phải trải qua điều trần và được thông qua tại ủy ban tương ứng của Thượng viện, trước khi đưa ra bỏ phiếu tại toàn thể Thượng viện.
Với tỷ lệ lệ nghị sĩ giữa đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ là 52/48 tại Thượng viện, nhiều chuyên gia cho rằng một số đề cử gây tranh cãi như ông James Mattis và Rex Tillerson (vị trí ngoại trưởng) sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thực tế này càng làm gia tăng nguy cơ ông Trump nhận được ít sự ủng hộ, thậm chí bị cô lập tại Lầu Năm Góc.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng giấu tên cho biết mặc dù đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump đã làm việc với những quan chức chịu trách nhiệm về chính sách với Nga tại Lầu Năm Góc, mối liên hệ này vẫn còn rất hời hợt.
"Không có nhiều trao đổi thông tin, chủ yếu là những câu hỏi phiến diện kiểu 'các bạn làm việc thế nào'", quan chức này khẳng định.
Cựu quan chức quốc phòng Farkas dự đoán sẽ có phản kháng đáng kể từ các quan chức Lầu Năm Góc nếu Tổng thống đắc cử Mỹ theo đuổi các ưu tiên chính sách quân sự mà không đề cập đến Nga.
"Họ sẽ tìm ra cách kéo dài thời gian. Một điều rõ ràng là chủ tịch hiện nay của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân vẫn còn 6 tháng tại nhiệm, và ông ấy cũng đồng ý rằng Nga là mối đe dọa số một", Farkas nhấn mạnh.
Tham khảo các tin tức mới nhất tại kênh tin nóng bạn nhé
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng đề cử James Mattis. Ảnh: Reuters
Bản ghi nhớ về các ưu tiên quốc phòng hàng đầu của chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đưa ra hồi đầu tháng 12, đã không đề cập đến Nga, quốc gia vốn được coi là mối đe dọa số một của nước này, khiến nhiều quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc không khỏi lo ngại, theo Foreign Policy.
"Mọi người tại Lầu Năm Góc sẽ lo ngại khi không thấy Nga trong danh sách", Evelyn Farkas, cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách những vấn đề về Nga nhận định.
Bình luận viên John Hudson nhận định trong nhiều năm, các quan chức hàng đầu tại Bộ Quốc phòng và các cơ quan tình báo Mỹ coi Nga là mối đe dọa lớn nhất vì kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, năng lực chiến tranh mạng, quân đội được hiện đại hóa cùng thái độ sẵn sàng thách thức Mỹ và đồng minh.
Tướng Joseph Dunford, người vẫn giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ sau khi ông Trump nhậm chức vào 20/1, từng tuyên bố trước quốc hội vào năm 2015 rằng không có mối đe dọa nào khác nghiêm trọng hơn Nga.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, ông Trump đã công khai tuyên bố rằng một mối quan hệ được cải thiện với Nga thuộc phạm vi lợi ích của Mỹ, đặc biệt liên quan đến nỗ lực chống khủng bố tại Iraq và Syria.
Lập trường của Tổng thống đắc cử Mỹ trong suốt chiến dịch tranh cử đã cải thiện rõ rệt thái độ của đảng Cộng hòa đối với Nga, tuy nhiên giới có ảnh hưởng lớn tới chính sách đối ngoại của Mỹ bao gồm nhiều quan chức Lầu Năm Góc vẫn tỏ thái độ ngờ vực với Moscow.
Theo John Hudson, trong khi nhiều quan chức quân sự, vẫn tại vị sau khi ông Trump nhậm chức, không mấy hài lòng về bản ghi nhớ thì tướng James Mattis, người dành sự ủng hộ lớn cho quan điểm của Tổng thống đắc cử Mỹ vẫn chưa chắc chắn trở thành bộ trưởng quốc phòng, do không đáp ứng yêu cầu về thời gian giải ngũ.
Theo quy định, những đề cử nội các và nhiều vị trí trong chính quyền khác sẽ phải trải qua điều trần và được thông qua tại ủy ban tương ứng của Thượng viện, trước khi đưa ra bỏ phiếu tại toàn thể Thượng viện.
Với tỷ lệ lệ nghị sĩ giữa đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ là 52/48 tại Thượng viện, nhiều chuyên gia cho rằng một số đề cử gây tranh cãi như ông James Mattis và Rex Tillerson (vị trí ngoại trưởng) sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thực tế này càng làm gia tăng nguy cơ ông Trump nhận được ít sự ủng hộ, thậm chí bị cô lập tại Lầu Năm Góc.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng giấu tên cho biết mặc dù đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump đã làm việc với những quan chức chịu trách nhiệm về chính sách với Nga tại Lầu Năm Góc, mối liên hệ này vẫn còn rất hời hợt.
"Không có nhiều trao đổi thông tin, chủ yếu là những câu hỏi phiến diện kiểu 'các bạn làm việc thế nào'", quan chức này khẳng định.
Cựu quan chức quốc phòng Farkas dự đoán sẽ có phản kháng đáng kể từ các quan chức Lầu Năm Góc nếu Tổng thống đắc cử Mỹ theo đuổi các ưu tiên chính sách quân sự mà không đề cập đến Nga.
"Họ sẽ tìm ra cách kéo dài thời gian. Một điều rõ ràng là chủ tịch hiện nay của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân vẫn còn 6 tháng tại nhiệm, và ông ấy cũng đồng ý rằng Nga là mối đe dọa số một", Farkas nhấn mạnh.
Tham khảo các tin tức mới nhất tại kênh tin nóng bạn nhé
Post a Comment